Do mỗi thửa đất có nguồn gốc, thời điểm sử dụng, có hay không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tùy vào đối tượng được cấp Giấy chứng nhận mà tiền sử dụng đất được chia thành các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất

Trường hợp 2: Được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Trường hợp 3: Phải nộp tiền sử dụng đất gồm nộp 100%, 50%, 40% hoặc tính theo giá đất cụ thể nếu diện tích được cấp vượt hạn mức.

3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

– Do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

– Mức thu: Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thu 100.000 đồng trở xuống, chỉ một vài tỉnh thu 120.000 đồng.

4. Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định:

“Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.”

Theo đó, phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận là khoản phí do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng chỉ một số tỉnh mới thu khoản phí này.

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi làm Sổ đỏ (Ảnh minh họa)
Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi làm Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Vì sao tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất?

Khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu nếu thuộc trường hợp nộp tiền sử dụng đất thì đây khoản tiền nhiều nhất.

Lý do là khoản tiền nhiều nhất phải nộp vào ngân sách nhà nước vì tiền sử dụng đất phụ thuộc vào bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Nói cách khác, tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất.

Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

“a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

b) Tính thuế sử dụng đất;

c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

…”.

Ví dụ: Thửa đất của ông A có diện tích 100m2, theo bảng giá đất mỗi mét vuông có giá là 02 triệu đồng, nếu thuộc trường phải nộp 100% tiền sử dụng đất thì số tiền sử dụng đất ông A phải nộp khi được cấp Giấy chứng nhận là 200 triệu đồng; trong khi đó, lệ phí trước bạ phải nộp là 01 triệu đồng (0.5% x 200 triệu đồng).

Lưu ý: Nếu diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân được cấp vượt hạn mức theo quy định của địa phương thì tiền sử dụng đất phần diện tích vượt mức sẽ tính theo giá đất cụ thể (giá cao hơn so với bảng giá đất vì phải nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất).

Trên đây là những khoản tiền có thể phải nộp khi được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng và giải thích vì sao tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi làm Sổ đỏ.