0886.201.201

Nhà đầu tư vẫn ‘đổ’ mạnh tiền vào bất động sản, hồ sơ đất đai tăng mạnh

Thời gian gần đây, dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân vẫn tiếp tục đổ vào bất động sản, điều này được thể hiện qua việc giao dịch sôi động trên nhiều tỉnh thành, bất chấp giá tăng. Tuy nhiên, đây không phải là thời gian “lướt sóng” kiếm lời mà cần có chiến lược đầu tư trung và dài hạn.

Ngay từ tháng 10/2021, sau khi các địa phương dỡ bỏ giãn cách xã hội, thị trường bất động sản (BĐS) sôi động trở lại, giá tiếp tục tăng trên nhiều tỉnh thành, thanh khoản và các hoạt động mua đi bán lại có dấu hiệu tăng cao.

Nơi dòng tiền được lưu trú an toàn

Trước khi lệnh giãn cách được nới lỏng, nhiều chuyên gia và cơ quan chuyên trách đưa ra dự báo bất động sản (BĐS) sẽ có tình trạng tiêu dùng trả thù sau dịch, tương tự như nền kinh tế nói chung.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng, Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng, cho rằng sẽ có hiện tượng bùng nổ mua bán BĐS sau dịch bởi nhiều người dự định mua sắm nhưng phải cất tiền vào nơi khác khi dịch bùng phát.

Thực tế khi các địa phương nới lỏng giãn cách, nhà đầu tư cá nhân đã tranh thủ di chuyển về các tỉnh vùng ven TP HCM như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, thậm chí xa hơn như Lâm Đồng để xem và xuống tiền mua đất.

Đặc biệt sau giai đoạn dịch kéo dài hơn nửa năm qua, người dân bắt đầu có xu hướng mua đất để phòng thủ hơn là sinh lợi như trước đây. Bởi lẽ, khi tình hình dịch bất ổn, gia đình họ có thể di chuyển về khu vực này thay vì chật vật ở thành phố.

Trước đó, báo cáo thị trường tháng 10/2021 của kênh thông tin Batdongsan.com.vn và các báo cáo quý IV/2021 của JLL, CBRE, Savills đều cho thấy, thị trường BĐS cả nước sẽ hồi phục chậm nhất vào tháng 11 và hồi phục như trước dịch vào tháng 12.

Thực tế, thị trường mới đang ở tháng 11, nhưng giá BĐS đã có hiện tượng tăng giá, rất nhiều giao dịch thực tế diễn ra, thị trường cả Nam và Bắc đều sôi động. Về cơ bản, dự án nào chủ đầu tư uy tín, tiến độ xây dựng tốt đều hút khách hàng. Có thể nhiều dự án chưa có người về ở, nhưng hầu hết các lô đất, căn biệt thự/liền kề đều có chủ. Việc mua bán hiện nay chủ yếu là ở thị trường thứ cấp.

Các chuyên gia BĐS đánh giá, hiện nay đang có dấu hiệu một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào BĐS tìm cơ hội đầu tư cũng tạo áp lực tăng giá. Dù kinh tế khó khăn do dịch Covid-19 thì nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao. Càng trong dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn.

Trong đợt giãn cách xã hội, do khách hàng không đi lại giao dịch được, nên dòng tiền tạm đổ vào chứng khoán, và đến nay dòng tiền lại tiếp tục trở lại kênh BĐS.

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam đánh giá, trong mọi biến động của thị trường, BĐS vẫn là kênh được ưu tiên hàng đầu so với các kênh đầu tư khác, bởi nó đảm bảo tính an toàn, lâu bền và lợi nhuận tốt.

Ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, tâm lý nhà đầu tư luôn tin tưởng vào sự hồi phục của thị trường BĐS, vì thị trường chứng khoán cần sự am hiểu.

Quan trọng là đầu tư ở phân khúc nào

“Đầu tư đất nền ở phân khúc nào?”, đây là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư cá nhân thường hay tham khảo ý kiến nhau, khi dòng tiền nhàn rỗi không biết bỏ vào đâu. Anh Hữu Trí (KĐT Ngoại giao đoàn, Tây Hồ, Hà Nội), than thở, trong thời buổi khó khăn này có dòng tiền nhàn rỗi không biết sẽ mua đất ở đâu vừa có thể giữ tiền an toàn, vừa sinh lời tốt. Khi câu hỏi của anh được đặt ra cho một nhân viên môi giới, lập tức, anh có rất nhiều lựa chọn, nhưng một điều băn khoăn là giá BĐS các khu vực này đều tăng trở lại sau giãn cách xã hội.

Ngay cả đất nền các tỉnh ven đô cũng sôi động không kém, khi các văn phòng công chứng tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên “nườm nượp” người đợi làm thủ tục sang nhượng. Đặc biệt là đất thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), nay trở thành thành phố Từ Sơn đã tăng từ hồi đầu năm lên 2-3 triệu đồng/m2.

Chị Bạch Thị Bích Yến, trưởng văn phòng công chứng ở khu vực Văn Giang (Hưng Yên) cho biết, sau đợt giãn cách, thời gian gần đây số lượng giao dịch BĐS tăng nhanh ở khu vực này. Trước dịch, chỉ có khoảng 9-10 giao dịch/ngày, nay tăng lên 15-16 giao dịch/ngày.

Từ những ví dụ trên cho thấy, dòng tiền vẫn đang chuyển qua BĐS nhiều hơn, khách hàng chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, khi kinh doanh, sản xuất các ngành nghề khác đều khó khăn, họ dùng tiền nhàn rỗi để mua BĐS và trú ẩn an toàn trong BĐS.

Ở TP.HCM, khoảng 2 tuần trở lại đây, khách hàng đã đi xem đất nhiều hơn. Trong đó, đa số là nhà đầu tư khu vực ven thành phố, mua để đầu tư lâu dài hoặc xây nhà bán lại, trong đó đáng chú ý là đất nền TP.Thủ Đức, Quận 9, giá đã có dấu hiệu nhích lên 3-7% trong khoảng hơn một tháng gần đây. Các nền đất thổ cư diện tích 50m2 tại P.Long Trường đầu năm có giá khoảng 2,7-2,8 tỉ đồng/nền thì hiện tại giao dịch khoảng 2,750- 2,850 tỉ đồng/nền.

Đặc biệt, Long An và Đồng Nai có mức tăng trưởng ấn tượng, cao nhất lên đến 73% so với tháng trước đó. Điều này cho thấy BĐS vẫn là kênh đầu tư tiềm năng, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. 

Anh Tuấn, một nhà đầu tư cá nhân chia sẻ, anh muốn tìm một lô đất cách trung tâm TP HCM khoảng 100 km để làm nhà, có không gian thoáng mát, vui chơi cho mấy đứa nhỏ, đặc biệt những lúc dịch dã như vừa qua. “Tất nhiên khi gửi tiền vào đất, mình cũng mong giá trị sẽ tăng lên sau này”, anh Tuấn nói thêm.

Hồ sơ về đất đai tăng mạnh ở Đồng Nai

Ở phía Nam, Đồng Nai là địa phương ghi nhận hồ sơ về đất đai tăng mạnh trong tháng 10, cao gấp 10 lần trước giãn cách. Cụ thể, các chi nhánh và Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh tiếp nhận 11.840 hồ sơ đất đai, trong đó chỉ có 118 hồ sơ của tổ chức, doanh nghiệp; còn lại của hộ gia đình và cá nhân.

Trong giai đoạn giãn cách trước đó, địa phương vẫn tiếp nhận hồ sơ nhưng lượng hồ sơ nhận được chỉ hơn 1.000 do hộ gia đình, cá nhân gửi qua dịch vụ bưu chính công ích và không có hồ sơ của tổ chức, doanh nghiệp.

Hình minh họa
Hình minh họa

Báo Đồng Nai thông tin, gần đây nhiều nhà đầu tư săn đất từ 80m2 trở lên, đất phân lô và biệt thự biệt thự (từ 300 m2 trở lên) ở huyện Trảng Bom- Đồng Nai.

Tuyến đường về xã An Viễn, huyện Trảng Bom có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến xem và mua đất. Môi giới tại khu vực này cho biết, giá đất tại xã An Viễn dao động 1 tỷ 4- 1 tỷ 9/lô đối với diện tích 80- 150m2. Mức giá này tăng khoảng 10% so với trước dịch.

Những ngày gần đây, báo chí thông tin nhà đầu tư từ TP HCM và một số tỉnh, thành khác đổ về Trảng Bom săn đất. Theo ghi nhận của Báo Giao thông, người dân dồn về, chen chúc tại Văn phòng một cửa huyện Trảng Bom làm thủ tục đất đai.

Việc người dân đổ xô mua BĐS sau dịch phần nào cho thấy tín hiệu tích cực của thị trường. Trong báo cáo phân tích mới đây, Bộ Xây dựng cũng đưa ra đánh giá nếu dịch COVID-19 được kiểm soát tốt thì thanh khoản BĐS sẽ tăng trở lại, kéo theo giá cả có thể tăng nhẹ. Bên cạnh đó, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng có thể sẽ có xu hướng rót về bất động sản.

Một năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng giá BĐS vẫn tiếp tục tăng cao, dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường này, thậm chí lợi nhuận từ các kênh đầu tư khác cũng được hiện thực hoá bằng BĐS, cho thấy, tâm lý của nhà đầu tư luôn tin tưởng vào BĐS.

Điểm lại, không chỉ nhà đầu tư cá nhân, mà cả các doanh nghiệp, khi có lợi nhuận, họ cũng chuyển hướng sang đầu tư, phát triển BĐS, cho thấy đây là một kênh đầu tư “vua”, sinh lời an toàn và bền vững.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, không nên dùng đòn bẩy tài chính đầu tư BĐS trong thời điểm này, bởi nhu cầu vẫn có, nhưng không nói trước được diễn biến kinh tế vĩ mô, nên vẫn có rủi ro đi kèm. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần lựa chọn dự án pháp lý đầy đủ, hạ tầng hoàn thiện và định hướng kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, thì chắc chắn rằng, BĐS sẽ vẫn là kênh đầu tư “vua”.

>>> Tham khảo dự án tiêu biểu REAL LAND đang triển khai Khu dân cư An Viễn

 

LIÊN HỆ REAL LAND

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp REAL LAND theo HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0886 201 201 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất!




    ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

    Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp theo HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0886 201 201 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!