0886.201.201

Lạm phát tăng, dòng tiền nhàn rỗi đổ mạnh vào Bất Động Sản và một số điểm cần lưu ý

Thống đốc NHNN cảnh báo rủi ro lạm phát lớn trong năm 2022

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, hết tháng 10/2021, lạm phát mới tăng 1,81%. Tuy nhiên, sang năm 2022, rủi ro lạm phát đang có áp lực lớn.

Sáng 12/11, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp nhiều nội dung mà các đại biểu Quốc hội chất vấn liên quan đến lĩnh vực của ngành.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Theo Thống đốc, đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân. Trong bối cảnh đó, NHNN đã quyết liệt thực hiện các chỉ đạo, quyết định của Chính phủ và là một trong những bộ, ngành vào cuộc rất trách nhiệm.

Đối với thị trường trong nước, Thống đốc cho hay đầu năm 2020, NHNN đã điều hành lãi suất với 3 lần giảm ở mức 1,5-2%, mức giảm sâu so với các nước trong khu vực.

Về dư địa để tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tới, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết chính sách tiền tệ có 2 nhiệm vụ. Thứ nhất, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát. Thứ hai, trong vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng phải đảm bảo hệ thống tín dụng hoạt động an toàn, sẵn sàng khả năng chi trả cho người dân.

“Để xác định dư địa còn giảm lãi suất tiếp hay không, thời gian vừa qua, khi đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng và kinh tế vĩ mô, chúng tôi thấy năm 2021 khả năng đạt chỉ tiêu lạm phát dưới 4% theo mục tiêu của Quốc hội đề ra là có thể. Hết tháng 10, lạm phát mới tăng 1,81%. Tuy nhiên, sang năm 2022, rủi ro lạm phát đang có áp lực lớn”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Cũng theo Thống đốc, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo toàn hệ thống ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất, song vẫn phải đảm bảo tỷ lệ an toàn của từng tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống để tránh tác động lan truyền.

NHNN cũng sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, phạm vi, liều lượng hợp lý trên cơ sở vẫn phải đảm bảo các ổn định kinh tế vĩ mô và phòng ngừa rủi ro lạm phát trong thời gian tới cũng như phòng ngừa rủi ro đối với an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Lạm phát tăng, dòng tiền nhàn rỗi đổ mạnh vào bất động sản hiện nay

Theo chuyên gia, nếu có tiền nhàn rỗi nên đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, đầu tư thời điểm này không nên xác định sẽ ‘thoát’ nhanh được vì thị trường hiện gần như triệt tiêu vấn đề đầu tư ‘lướt sóng’…

“Thị trường bất động sản hiện nay khác với thị trường cách đây 5-7 năm trước. Trước đây, có rất nhiều người chỉ đầu tư theo kiểu ‘lướt sóng’, có dự án chỉ cần lấy phiếu ‘xếp lốt’ rồi bán lại phiếu đã được một khoản chênh lệch nhất định rồi; còn nay thị trường theo xu hướng trung và dài hạn, nhà đầu tư không thể xác định bỏ một khoản tiền ra đã kiếm khoản lãi ngay sau đó được”, ông Cao Hoài Trung, Chủ tịch Công ty TNHH Sàn giao dịch Bất động sản RLVN chia sẻ tại một talkshow về thị trường bất động sản mới đây.

Theo ông Trung, bây giờ muốn đầu tư bất động sản ít nhất cũng phải xác định từ 1 năm trở lên hoặc dài hơi hơn. Nên đầu tư bất động sản giai đoạn này thì việc lựa chọn một sản phẩm để đầu tư giai đoạn này là bài toàn không đơn giản.

“Cứ nói đầu tư bất động sản rồi mua đất nền, nhà phố hay chung cư nhưng mua cái nào để có thể “thoát hàng” được nhanh nhất và mang lại giá trị cho mình; cùng với đó rủi ro lớn nhất khi đầu tư bất động sản chính là pháp lý, pháp lý ảnh hưởng toàn bộ giá trị nên mới đầu tư không có kinh nghiệm cần phải học hỏi, bởi không đơn giản như mua một căn chung cư có sổ đỏ”, ông Trung nói.

Cũng theo ông Trung, nếu có tiền nhàn rỗi vẫn nên đầu tư bất động sản bởi so với gửi tiền ngân hàng trong một thời gian nhất định hay dài hạn, đầu tư bất động sản sẽ mang lại giá trị nhiều hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đặc biệt, ông Trung còn cho hay, khảo sát thị trường vừa qua, ông thấy có một số nhà đầu tư trẻ đi đầu tư đất lúa để chuyển đổi sang đất ở nông thôn cũng khá rủi ro bởi nếu mua loại đất này mà thiếu kinh nghiệm, không biết cách chuyển đổi sau này sẽ vướng khi không xem quy hoạch, không hiểu quy trình đầu tư…

“Các bạn trẻ đi mua đất lúa khá rẻ, cứ nghĩ bỏ ra hơn 1 tỷ đồng được cả ngàn mét vuông rồi để đó vài năm sau sẽ tăng giá; thực ra cũng có thể tăng giá nhưng rủi ro mang lại rất lớn. Do đó, khi đầu tư mà không biết lựa chọn chủ đầu tư, không biết hình thức đầu tư như thế nào cho phù hợp thì rủi ro mang lại rất lớn”, ông Trung lưu ý.

Liên quan đến việc đầu tư ở TP.HCM, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng: Nếu có 5-7 tỷ đồng thì cơ hội đầu tư bất động sản ở TP.HCM không có nhiều để có biên độ lợi nhuận, mà có thể nhìn thấy ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Theo ông Khương, về cơ bản nhà đất ở khu vực này vẫn có biên độ tăng trưởng cao, ở mức 10-20%/năm là chuyện bình thường. Do đó, tùy theo sản phẩm, có người đầu tư sản phẩm phù hợp thì trong vòng 1 năm có thể tăng được 30%.

“Kênh đầu tư đất nền cũng là một cơ hội nhưng lưu ý, nếu đầu tư đất nền không nên sử dụng hợp đồng góp vốn với công ty nào đó bởi nếu công ty đó phá sản thì biết đâu mà tìm; mà nên đầu tư đất nền có sổ đỏ. Hay nếu mua đất ở một miếng đất to mà họ chia cắt nhỏ ra mua bán bằng giấy viết tay cũng rất nguy hiểm, không biết sổ đỏ của miếng đất họ đi cầm bán cho người khác nữa không…”, ông Khương nói thêm.

Tham khảo thêm thông tin dự án tiêu biểu Real Land đang triển khai Khu dân cư An Viễn

 

 

LIÊN HỆ REAL LAND

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp REAL LAND theo HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0886 201 201 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất!




    ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

    Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp theo HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0886 201 201 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!